Với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản một cách dễ hiểu, giúp bạn đọc tiếp thu hiệu quả. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn khái niệm phân tích kỹ thuật là gì? Có thể nói, đây là một trong những kiến thức cốt lõi và cần thiết dành cho những ai đang quan tâm và muốn chinh phục thị trường.
1. Phân tích kỹ thuật là gì?
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS), VIẾT TẮT TA, LÀ VIỆC SỬ DỤNG, NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU GIÁ ĐÃ CÓ TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI, ĐỂ DỰ BÁO CHUYỂN ĐỘNG GIÁ SẼ DIỄN RA Ở THÌ TƯƠNG LAI.
Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng trong nghiên cứu và phân tích giá các loại hàng hóa (xăng,dầu, gạo, thực phẩm…), giá các loại cổ phiếu, tỷ giá tiền tệ và một số công cụ tài chính khác tại khoảng thời gian khác nhau (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
TA thực chất là một phương pháp dự báo thị trường, dựa vào việc nghiên cứu dữ liệu của quá khứ, tâm lý, quy luật, mức độ xác suất. Tuy nó không thể chính xác hoàn toàn. Nhưng đây được xem là một kỹ thuật kinh doanh, rất đáng để ta tìm hiểu và học hỏi.
Đây có thể trở thành một công cụ mang lại khả năng sinh lời. Nhưng nó phải được áp dụng theo nguyên tắc đã được tính toán, dự liệu, chứ không phải cảm tính.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự báo thị trường một cách hiệu quả
2. Cách thức hoạt động
TA là hành động nghiên cứu mức giá hiện tại và quá khứ của một tài sản. Giả định cú tư duy trong phân tích kỹ thuật là mọi biến động về giá của một tài sản hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Theo thời gian, các biến động này thường phát triển thành các xu hướng.
Về bản chất, TA là sự phân tích các đối tượng về cung và cầu. Bởi đây là đại diện cho tâm lý chung của thị trường. Cụ thể, giá của một tài sản là sự phản ánh nhu cầu hoặc khả năng của lực lượng mua và bán. Những lực lượng này liên quan mật thiết đến cảm xúc của khách hàng và nhà đầu tư (sợ hãi và tham lam).
Đặc biệt, TA sẽ là đáng tin cậy hơn nếu thị trường hoạt động trong điều kiện bình thường. Nghĩa là khối lượng giao dịch lớn và độ thanh khoản cao. Bởi nếu thị trường có khối lượng lớn sẽ ít chịu tác động của sự thao túng giá cả. Bất kỳ ảnh hưởng bất thường nào bên ngoài cũng có thể tạo ra các tín hiệu sai và khiến TA không còn tác dụng nữa.
3. Cơ sở của phân tích kỹ thuật
Vào cuối thế kỷ trước, khi lý thuyết Dow được giới thiệu, nó đã tạo nền móng cho phân tích kỹ thuật hiện đại. Lý thuyết Dow không được trình bày hoàn chỉnh, nhưng nó được chắt lọc từ các bài viết nổi tiếng của Charles Dow trong suốt nhiều năm liền. Trong số rất nhiều định lý được cung cấp bởi Dow, có ba điểm đáng chú ý, đó là:
- Giá chiết khấu (cho cái nhìn) về mọi thứ
- Biến động giá không phải ngẫu nhiên
- “Điều gì” quan trọng hơn ‘tại sao”.
4. Ưu, nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
Có thể tìm ra các tín hiệu cho xu hướng giá trong một thị trường bất kỳ. Nếu muốn bắt tay vào giao dịch, bạn cần xây dựng cho mình một phương pháp để xác định xem điểm ra vào thị trường nào tốt nhất. Lúc này việc phân tích kỹ thuật sẽ thật sự cần thiết giúp bạn làm việc đó.
Dựa vào các công cụ, nhà giao dịch đã tự tạo ra được quy tắc giao dịch tự hoàn thiện. Một khi càng nhiều nhà giao dịch sử dụng chung các chỉ số để tìm ra mức hỗ trợ , sẽ càng nhiều người mua và người bán tập trung tại một mức giá. Khi đó chắc chắn các mô hình sẽ lại lặp lại.
Nhược điểm
Hành vi thị trường không thể đoán trước. Không có gì chắc chắn rằng mọi hình thức phân tích kỹ thuật sẽ đều chính xác tuyệt đối. Mặc dù mô hình giá trong qấu khứ đã cho chúng ta cái nhìn cụ thể về biến động giá.
Nên kết hợp nhiều chỉ số và công cụ phân tích để cho ra mức độ đảm bảo cao nhất. Ngoài ra, cần có chiến lược quản lý rủi ro nhằm chống lại các dịch chuyển giá bất lợi.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về phân tích kỹ thuật là gì. Cũng nhấn mạnh rằng, không một phương pháp phân tích kỹ thuật nào cho độ chính xác 100%. Vì vậy, hãy linh hoạt kết hợp các chỉ số để có thể gia tăng lợi nhuận.
Chúc các bạn nhiều may mắn!
Viết bình luận